<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=3257513757820642&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân để an tâm và đạt mục tiêu tài chính

Nếu bạn muốn kiểm soát chi tiêu để hướng tới mục tiêu ổn định về tài chính, bạn cần xây dựng một kế hoạch tài chính cá nhân hợp lý.


Kế hoạch tài chính cá nhân là gì?

Kế hoạch tài chính cá nhân còn gọi là ngân sách cá nhân hay kế hoạch chi tiêu. Đây là bảng so sánh và theo dõi thu nhập cùng các khoản chi của bạn trong một khoảng thời gian xác định, thường là 1 tháng.

Khi nghe đến “ngân sách”, nhiều người thường nghĩ có ngân sách thì phải kết hợp với việc chi tiêu hạn chế.

Nhưng thực tế, ngân sách chi tiêu hiệu quả không đồng nghĩa với việc bạn phải hạn chế hay chi tiêu quá tiết kiệm.

Kế hoạch tài chính cá nhân sẽ cho bạn biết bạn dự kiến kiếm được bao nhiêu tiền, sau đó phân chia số tiền đó theo các chi phí bắt buộc của bạn. Chẳng hạn như tiền thuê nhà, và các chi tiêu tùy chọn khác, như vui chơi, giải trí.

Thay vì xem ngân sách là một bản kế hoạch khiến bạn phải áp lực và chi tiêu dè sẻn, bạn có thể xem nó như một công cụ để đạt được các mục tiêu tài chính cá nhân của mình.

mục tiêu tài chính cá nhân

Bạn muốn tìm hiểu thêm về các bí quyết quản lý tài chính cá nhân? Hãy xem ngay bài viết này.

Xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân để làm gì?

Nói một cách đơn giản, bảng kế hoạch tài chính cá nhân hàng tháng là việc bạn lập ra kế hoạch chi tiêu hoặc tiết kiệm cho mỗi tháng. Bảng này cũng giúp bạn theo dõi thói quen chi tiêu của mình.

Dù việc lập bảng kế hoạch tài chính cá nhân nghe có vẻ là một việc nhàm chán, thậm chí với nhiều người còn là một nỗi sợ, nhưng đó là một phần quan trọng giúp bạn chi tiêu hiệu quả và “đâu ra đó”. Bạn có thể tham khảo các gói gửi Tích lũy tại Anfin với lãi suất lên đến 8.5%/năm.

Tải ngay ứng dụng ANFIN để tích lũy ngay hôm nay với Lãi suất 8.5%/năm.

Bấm vào hình ảnh bên dưới hoặc quét mã QR để TẢI APP NGAY!


tích lũy trên anfin với lãi suất ngất ngưỡng

Có thể bạn sẽ chi tiêu nhiều hơn vào khía cạnh khác, hoặc tiết kiệm tiền cho các mục tiêu lớn như mua nhà, xây dựng quỹ dự phòng, hoặc đầu tư để tiền đẻ ra tiền.

Khi xem lại ngân sách vào cuối tháng, bạn sẽ biết tiền của bạn đến từ nguồn nào, số tiền đã chi tiêu vào những việc gì và bạn còn lại bao nhiêu.

Lưu ý: Để xây dựng một kế hoạch tài chính cá nhân hợp lý và hiệu quả, bạn phải luôn trung thực trong việc kê khai thu nhập và chi phí của mình. Bạn phải chủ động liệt kê chi tiết và chính xác về thói quen thu nhập và chi tiêu của mình.

Xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân với 6 bước đơn giản

Để xây dựng một kế hoạch tài chính cá nhân hợp lý cho phép bạn sống một cuộc sống thoải mái mà vẫn có được một khoản tích cóp. Bạn cần nắm chắc những khoản chi tiêu, những khoản bạn cần chi tiêu và những khoản ưu tiên của mình.

Bạn có thể dễ dàng lập ngân sách theo 6 bước sau đây:

1. Tổng kết lại các giấy tờ liên quan đến việc chi tiêu

Trước khi bạn bắt đầu, hãy thu thập và tổng kết lại các biên lai, giấy tờ liên quan đến việc chi tiêu của bạn như:

  • Các hóa đơn điện nước gần đây
  • Bảng kê khai thuế
  • Tài khoản đầu tư
  • Hóa đơn thẻ tín dụng
  • Biên lai từ các khoản chi tiêu trong 3 tháng qua

Việc rà soát lại chi phí của mình sẽ giúp bạn xem lại mức chi tiêu trung bình hàng tháng của mình. Từ đó, bạn có thể xem xét điều chỉnh khi lập bảng kế hoạch tài chính cá nhân nếu cần.

Xem thêm: Tìm hiểu về thẻ VISA, thẻ VISA tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc chuyển tiền điện tử trên toàn cầu.

2. Tính thu nhập của bạn

Nếu thu nhập của bạn là từ công việc cố định nhận tiền lương thông qua tài khoản ngân hàng. Trong đó các khoản thuế tự động được khấu trừ, thì bạn có thể ghi lại thu nhập là số tiền lương thực nhận.

tính thu nhập để hoạch định kế hoạch tài chính

Nếu bạn đang tự kinh doanh hoặc có các nguồn thu nhập bên ngoài, chẳng hạn như nhận tiền an sinh xã hội, bạn sẽ cần cộng cả các khoản này vào thu nhập của mình.

Nói một cách dễ hiểu, ở bước này, bạn cần cộng lại các khoản thu của mình và ghi lại số tiền này hàng tháng.

Mẹo nhỏ: Nếu bạn có thu nhập thường xuyên thay đổi (ví dụ: từ công việc thời vụ hoặc công việc tự do), hãy xem xét sử dụng mức thu nhập từ tháng có thu nhập thấp nhất trong năm qua làm thu nhập cơ bản khi bạn thiết lập kế hoạch tài chính cá nhân của mình.

3. Liệt kê các khoản chi phí hàng tháng

Tiếp theo, bạn cần viết ra danh sách tất cả các khoản chi tiêu mà bạn dự kiến sẽ cần chi trong một tháng. Danh sách này có thể bao gồm:

  • Thanh toán thế chấp hoặc tiền thuê nhà
  • Chi phí sinh hoạt, ăn uống
  • Bảo hiểm
  • Nhu yếu phẩm
  • Tiện ích
  • Giải trí
  • Chăm sóc cá nhân
  • Chăm sóc trẻ em
  • Chi phí vận chuyển, đi lại
  • Du lịch
  • Tiết kiệm
  • Đầu tư

Bạn có thể rà soát lại bảng sao kê ngân hàng, biên lai và bảng sao kê thẻ tín dụng của bạn trong 3 tháng qua để xác định tất cả các khoản chi tiêu của bạn. Hay nếu bạn lựa chọn gửi tích lũy online tại Anfin, bạn sẽ có thể dễ dàng thống kê được số tiền mình đã gửi tiết kiệm thông qua các hợp đồng tích lũy tiện lợi.

Tải ngay ứng dụng ANFIN để tích lũy ngay hôm nay với Lãi suất 8.5%/năm.

Bấm vào hình ảnh bên dưới hoặc quét mã QR để TẢI APP NGAY!


lai-suat-ngat-nguong

Làm thế nào để tự do tài chính? Bật mí 03 lý do vì sao GenZ nên đầu tư sớm. Liệu đầu tư sớm liệu có dễ dàng như trên sách vở?

4. Xác định chi phí cố định và chi phí có thay đổi

Chi phí cố định là những khoản chi phí bắt buộc mà bạn phải trả cùng một số tiền vào mỗi lần.

Khoản chi phí này có thể bao gồm các khoản như tiền thuê nhà, dịch vụ internet theo phí định mức, tiền rác định kỳ, tiền học...

Nếu bạn thanh toán bằng thẻ, hãy dành ra một số tiền nhất định cho các khoản kể trên trong thẻ và mỗi tháng đều duy trì con số đó.

Nếu bạn có kế hoạch tiết kiệm một khoản hoặc trả một khoản nợ nhất định mỗi tháng, hãy bao gồm cả tiết kiệm và trả nợ vào bảng liệt kê chi phí cố định. Xem thêm: Cùng so sánh trái phiếu và gửi tiết kiệm để biết ưu nhược điểm từng hình thức đầu tư. Giúp bạn ra quyết định phù hợp nhu cầu tài chính và khẩu vị rủi ro.

Chi phí biến đổi là những khoản sẽ thay đổi theo từng tháng, chẳng hạn như:

  • Nhu yếu phẩm
  • Xăng xe, đi lại
  • Giải trí, du lịch
  • Ăn uống bên ngoài
  • Các khoản chi tiệc tùng hay các dịp đặc biệt.
Mẹo nhỏ: Nếu bạn chưa có quỹ dự phòng, hãy thêm một khoản gọi là "chi phí bất ngờ" có thể cần dùng đến trong tháng.

Sau khi đã có danh sách các khoản chi, bạn cần bắt đầu ấn định số tiền chi tiêu cho từng mục trong kế hoạch tài chính cá nhân, bắt đầu với các chi phí cố định của bạn. Sau đó, ước tính số tiền bạn cần chi tiêu mỗi tháng cho các chi phí biến đổi.

Nếu bạn không chắc mình cần chi bao nhiêu cho mỗi mục, hãy xem lại giao dịch 2 hoặc 3 tháng gần nhất từ thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng để ước tính sơ bộ.


Xem thêm: Nợ xấu ngân hàng là gì? Đây là một trong những khoản nợ được xem là khó đòi nhất khi người vay nợ không hoàn thành việc trả nợ trong thời gian quy định.

5. Tổng kết lại thu nhập và chi phí hàng tháng

Nếu thu nhập của bạn đang cao hơn chi phí, bạn đang có một khởi đầu xây dựng ngân sách cá nhân tốt.

Số tiền dư ra này bạn có thể dùng để dồn vào các khoản khác trong ngân sách của mình, chẳng hạn như tiết kiệm hoặc đầu tư để tiền đẻ ra tiền.

Xem ngay cách bắt đầu đầu tư chứng khoán tại đây.

Nếu các khoản chi của bạn nhiều hơn thu nhập, điều đó có nghĩa là bạn đang chi tiêu vượt quá ngân sách và cần thực hiện một số thay đổi.

6. Điều chỉnh các khoản chi tiêu

Nếu bạn đang ở trong tình huống chi tiêu vượt mức thu nhập, hãy tìm ra các khoản trong chi phí biến đổi mà bạn có thể cắt giảm.

Ví dụ như vui chơi, ăn uống bên ngoài ít hơn; hoặc loại bỏ bớt như hủy thẻ hội viên phòng tập thể dục mà đã lâu bạn chẳng còn sử dụng. Bạn cần cố gắng duy trì để các cột thu nhập và chi phí của mình bằng nhau.

Đặc biệt, nếu chi phí của bạn vượt thu nhập một khoản lớn hoặc bạn phải gánh nhiều khoản nợ, việc giảm chi phí biến đổi có thể là chưa đủ. Bạn có thể cần cắt giảm thêm các khoản chi tiêu cố định và tăng thu nhập để cân bằng ngân sách.

Xem thêm:

  • Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính là một trong những phương pháp quản lý tiền bạc hiệu quả. Phương pháp quản lý tài chính cá nhân rất nổi tiếng trên thế giới.
  • Bánh xe cuộc đời là công cụ giúp bạn nhận diện những khía cạnh quan trọng trong cuộc sống, hiểu rõ để cân bằng và phát triển.

điều chỉnh kế hoạch tài chính

Cách sử dụng kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả

Sau khi đã hoạch định tài chính cá nhân, bạn phải tiếp tục theo dõi các khoản chi của mình trong từng danh mục, lý tưởng nhất là một ngày cố định trong tháng.

Bạn cũng có thể sử dụng bảng tính lập ngân sách hoặc ứng dụng lập ngân sách để ghi lại tổng chi phí và thu nhập của bạn.

Ghi lại những khoản bạn chi tiêu trong suốt 1 tháng sẽ giúp bạn không bị chi tiêu quá mức. Đồng thời, việc này giúp bạn xác định những khoản chi tiêu không cần thiết hoặc cách chi tiêu có vấn đề.

Hãy dành một vài phút mỗi ngày để ghi lại các khoản chi tiêu của bạn, thay vì chờ tổng kết một lần vào cuối tháng.

Khi bạn sử dụng ngân sách của mình, hãy theo dõi số tiền bạn đã chi tiêu. Khi bạn đã đạt đến giới hạn chi tiêu của mình trong một mục, bạn sẽ cần dừng chi tiêu khoản đó trong tháng hoặc chuyển tiền từ mục khác sang để trang trải các chi phí bổ sung.

Mục tiêu trong việc sử dụng ngân sách phải là, giữ cho chi phí của bạn bằng hoặc thấp hơn thu nhập của bạn trong tháng. Phần còn lại sẽ gửi tiết kiệm hoặc đầu tư vào các danh mục sinh lời khác.

Tham khảo ngay các gói tích lũy tại Ứng dụng Anfin để sinh lời tự động mỗi ngày nhé!

Tải ngay ứng dụng ANFIN để tích lũy ngay hôm nay với Lãi suất 8.5%/năm.

Bấm vào hình ảnh bên dưới hoặc quét mã QR để TẢI APP NGAY!


lai-suat-ngat-nguong

Tóm lại…

Việc xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân sẽ giúp bạn chi tiêu hiệu quả và hợp lý hơn. Tuy nhiên, đừng quá cứng nhắc khiến cuộc sống bạn phải “khó thở”.

Hãy dành ra thời gian vài tháng một lần để xem xét lại kế hoạch và đảm bảo nó đang hoạt động hiệu quả cho mục tiêu trong tương lai và cuộc sống hiện tại của bạn.

Hãy nhớ rằng, bạn cần xây dựng một kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp với bạn, chứ không phải ép mình chạy theo một kế hoạch tài chính không thực tế.

Để gia tăng thêm thu nhập, bạn có thể bắt đầu đầu tư dễ dàng và thuận tiện từ ngay hôm nay với Ứng dụng Anfin. Tải ngay app Anfin - Đầu tư chứng khoán trên App Store tại đây hoặc trên Google Play tại đây.

Xem thêm:

Tải ngay ứng dụng ANFIN để tích lũy ngay hôm nay với Lãi suất 8.5%/năm. Link tải ứng dụng:

https://app.anfin.vn/saving

Đầu tư tích lũy đơn giản và nhanh chóng với Anfin

  • Mở tài khoản chỉ mất vài phút
  • Đầu tư tích lũy chỉ từ 10.000đ
  • Học kiến thức và theo dõi tin tức cùng Cộng đồng miễn phí

Đăng ký cập nhật thông tin từ Anfin

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới nhất.
send

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Anfin sẽ thường xuyên cập nhật qua email cho bạn những thông tin và bài viết mới.

Tải Anfin ngay để bắt đầu hành trình
đầu tư an toàn và đơn giản ..